Người khiếm thính cùng chú chó dẫn đường bị xua đuổi, ngay cả 1 sĩ quan cảnh sát khi tới nơi cũng làm điều này
Dù quy định pháp luật mới đã có hiệu lực nhằm tăng cường quyền được đồng hành cùng chó hỗ trợ của người khuyết tật trong không gian công cộng, một số nơi vẫn tiếp tục từ chối tiếp nhận mà không có lý do chính đáng. Mới đây một người khiếm thính đã gặp phải tình huống bị từ chối phục vụ khi dẫn chó hỗ trợ tới một nhà hàng ở Daejeon.

Sự việc xảy ra vào ngày 30 tháng 4 khi A, một người khiếm thính, đến ăn tại một nhà hàng ở quận Seo thành phố Daejeon cùng với chú chó hỗ trợ đã được cấp chứng nhận hợp pháp. Tuy nhiên nhân viên nhà hàng không cho phép họ vào. Dù A đã xuất trình giấy xác nhận chó hỗ trợ được cấp bởi Bộ Y tế và Phúc lợi, phía nhà hàng vẫn kiên quyết từ chối tiếp nhận với lý do chỉ chấp nhận chó dẫn đường cho người khiếm thị. Đoạn video do A ghi lại được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội và gây ra nhiều tranh cãi
Điều khiến A tổn thương hơn cả là phản ứng từ phía cảnh sát sau khi được gọi đến hiện trường. Theo lời A, một sĩ quan đã nghi ngờ về tính hợp pháp của chú chó và cho rằng đây có thể chỉ là thú cưng thông thường. Những lời lẽ này khiến người khuyết tật cảm thấy bị xúc phạm sâu sắc.
Luật Phúc lợi người khuyết tật được sửa đổi và chính thức có hiệu lực từ ngày 23 tháng 4 quy định rõ. Không được từ chối người khuyết tật và chó hỗ trợ của họ vào không gian công cộng nếu không có lý do chính đáng. Ngoài các khu vực có yêu cầu kiểm soát vệ sinh nghiêm ngặt như phòng phẫu thuật hoặc khu vực bảo quản thực phẩm, hành vi từ chối có thể bị xử phạt hành chính lên đến 3 triệu won.
A cho biết đã nhiều lần giải thích với nhà hàng và cảnh sát về quy định pháp lý liên quan. Sau đó A phải nhờ đến sự hỗ trợ của thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu cùng đại diện từ Hiệp hội chó hỗ trợ người khuyết tật Hàn Quốc mới có thể chứng minh quyền lợi của mình. A bày tỏ nỗi thất vọng. Không chỉ nhà hàng mà chính quyền địa phương và cảnh sát cũng không chủ động tìm hiểu về hệ thống chó hỗ trợ. A cho biết mình đã bị yêu cầu chờ đợi trong thời gian dài và bị đối xử như thể đang nói dối. Người khuyết tật này khẳng định rằng không thể quên được sự nhục nhã mà mình phải chịu hôm đó
A đã gửi đơn khiếu nại đến thành phố Daejeon và Ủy ban Nhân quyền quốc gia với lý do nhà hàng từ chối phục vụ mà không có lý do hợp lý. Đồng thời A cũng đã nộp đơn lên Cơ quan Cảnh sát quốc gia tố cáo sĩ quan phản ứng sai lệch và có dấu hiệu bôi nhọ nhân phẩm.
Phía cảnh sát cho biết sĩ quan có mặt tại hiện trường không hề phát ngôn rằng A nói dối hay chó không hợp pháp. Tuy nhiên để ngăn ngừa sự việc tương tự, đơn vị đã tổ chức rà soát nội bộ và tiến hành đào tạo lại kiến thức pháp luật cho toàn bộ nhân viên.
Trong một tuyên bố chính thức, tổ chức Liên minh chống phân biệt người khuyết tật Daejeon lên tiếng cho rằng việc từ chối chó hỗ trợ của người khiếm thính là hành vi phân biệt rõ ràng, tuyên bố cũng nhấn mạnh sự thiếu hiểu biết về nhân quyền của lực lượng thực thi công vụ đã góp phần duy trì định kiến trong xã hội. Tổ chức này kêu gọi chính quyền thành phố Daejeon và các địa phương tiến hành giáo dục pháp luật bắt buộc về chó hỗ trợ cho tất cả nhà hàng và cơ sở phục vụ công cộng, đồng thời Bộ Y tế cũng cần đẩy mạnh chiến dịch nâng cao nhận thức cho người dân.
Hiện tại chó hỗ trợ tại Hàn Quốc không chỉ dành cho người khiếm thị mà còn phục vụ người khiếm thính, người bị liệt hoặc mắc chứng động kinh. Tuy nhiên hiểu biết của xã hội về nhóm chó hỗ trợ này vẫn còn hạn chế nghiêm trọng
Đặc biệt chó hỗ trợ người khiếm thính chủ yếu là giống chó nhỏ. Chúng được huấn luyện để phát hiện và phản ứng với các âm thanh quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày như tiếng chuông cửa, còi báo cháy hay tiếng báo động khẩn cấp. Với người khiếm thính, chúng là trợ thủ không thể thiếu để đảm bảo an toàn tính mạng.
Một quan chức thành phố cho hay, dù trước đó thành phố đã gửi thông báo về luật sửa đổi đến các quận và cơ sở phúc lợi, vụ việc lần này cho thấy vẫn còn thiếu sót trong việc truyền tải tại thực địa. Thành phố cam kết sử dụng nhiều kênh truyền thông đa dạng để phổ biến rộng rãi hơn, bao gồm cả việc in ấn tờ rơi, phát tài liệu hướng dẫn đến từng cơ sở ăn uống và không gian công cộng trên toàn địa bàn.
Bình luận 0

Tin tức
Dịch vụ Hộ tống An toàn đến Bệnh viện của Seoul được sử dụng 45.000 lần trong 3 năm với tỷ lệ hài lòng 93%

APEC thúc đẩy các cuộc thảo luận về hợp tác y tế trong tương lai

Nạn Nhân Vụ Máy Bay Tiêm Kích Ném Bom Nhầm Được Miễn/Hoãn Nghĩa Vụ Quân Sự

Học Sinh Tiểu Học 9 Tuổi Hô Hấp Nhân Tạo Cứu Mẹ Thoát Khỏi Cơn Nguy Kịch

Máy bay Vietjet hạ cánh khẩn cấp tại Jeju do lỗi kỹ thuật, không có thương vong

Tỷ lệ ly hôn ở Hàn cao nhất châu Á?

Cập nhật Luật Lao động Hàn Quốc 2025: Hướng dẫn cho các nhà tuyển dụng nước ngoài về những thay đổi quan trọng trong bối cảnh pháp lý

Hàn Quốc đề nghị đóng băng số lượng sinh viên y khoa để giải quyết tranh chấp kéo dài 13 tháng
Ung thư vú phổ biến nhất ở phụ nữ Hàn Quốc ở độ tuổi 40. Không sờ thấy và không đau... Phát hiện sớm tốt nhất bằng cách nào?
Các nhà khoa học đã tiến gần đến mức nào trong việc sản xuất máu nhân tạo?
:max_bytes(150000):strip_icc()/VWH-GettyImages-482145647-895b57efd44d431185f7d0bc88613187.jpg?thumbnail)
Jennie (BLACKPINK) Gây Sốt Với Kiểu Tóc Layer Mới – Xu Hướng Làm Đẹp Của Năm 2025

Drama Mới Kpop: EXO-CBX và Cuộc Xung Đột Tiếp Diễn Với SM Entertainment, Xiumin Bị Chặn Xuất Hiện Trên KBS?

Hàn Quốc và Xu Hướng “Tâm Linh Nhưng Không Tôn Giáo” – Khi Chánh Niệm Quan Trọng Hơn Đức Tin

Chuyện Gì Đang Xảy Ra Với Gia Tộc Hyundai? Biệt Thự Cao Cấp Của Jung Dae-sun và Roh Hyun-jung Bị Đưa Ra Đấu Giá

Samsung - Doanh Nghiệp Được Sinh Viên Hàn Quốc Mong Muốn Làm Việc Nhất Năm 2025
